Đang online : 1

Hôm nay : 24

Tháng hiện tại : 939


             Có một kế hoặc kỹ lưỡng và điều bắt buộc trước khi lắp đặt máy. chọn vị trí lắp đặt cho phù hợp sẽ phòng tránh được các nguyên nhân gây hư hại cho sự vận hành của máy; những nơi có các yếu tố như môi trường xấu, khó lắp đặt, bảo dưỡng là các nguyên nhân dẫn đến giảm chất lượng của máy nén khí . Máy nén nên được lắp đặt trong phòng nơi có đầy đủ diện tích, không khí lưu thông tốt, đầy đủ ánh sáng thuận tiện cho việc kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng và sửa chữa .
1 . Máy nén nên lắp đặt tại nơi có độ ẩm thấp, sạch sẽ và thông gió.
2 . Nhiệt độ môi trường không vượt quá 460C. Lý do của vấn đề này đó là nhiệt độ cao, lượng không khí do đầu nén sản xuất ra sẽ giảm.
3 . Nếu lắp đặt trong môi trường xấu, có nhiều bụi và bẩn, thiết bị lọc bắt buộc phải có trước khi lắp đặt để bảo đảm tuổi thọ của các chi tiết trong hệ thống khí cũng như toàn bộ kết cấu.
4 . Thiết bị trước khi vận chuyển và dùng cẩu, (đặc biệt dùng cho các loại máy nặng, lớn ) phải được quan tâm để thuận tiện cho việc vận chuyển, lắp đặt và bảo dưỡng.
5 . Tạo đầy đủ khoảng trống xung quanh máy để dễ dàng cho việc bảo dưỡng. Đề nghị khoảng trống ít nhất là 700 mm.
6 . Có khoảng cách ít nhất là 1500 mm giữa nóc của máy và trần nhà /mái nhà.
1.  Kiểm tra hàng ngày (và mỗi lần trước khi khởi động).
2.  Sau 500 giờ chạy.
2.1 Thay đổi lọc dầu cho lần đầu của máy mới.
2.2 Thay đổi dầu .
2.3 Làm sạch lọc khí, tấm lọc bằng khí có áp suất thấp.
3. Sau 1000 giờ chạy.
3.1 Kiểm tra sự di chuyển của van hút, hanh nối, các linh kiện di chuyển và cho thêm dầu.
3.2 Làm sạch bộ lọc khí.
3.3 Kiểm tra hoặc thay mới bộ lọc dầu.
3.4 Làm sạch bộ làm mát cho máy làm mát bằng khí.
4. Sau 2000 giờ hoặc 6 tháng chạy.
4.1 Kiểm tra các đường ống của máy nén.
4.2 Kiểm tra và làm sạch hoặc sửa chữa lọc dầu, tách dầu .
5. Sau 3000 giờ hoặc 12 tháng chạy.
5.1 Làm sạch van hút, thay các O-ring và tra dầu bôi trơn.
5.2 Kiểm tra van điện từ.
5.3 Kiểm tra và thay tách dầu .
5.4 Thay dầu .
5.5 Kiểm tra van duy trì áp suất.
5.6 Thay màng lọc gió và lọc dầu.
5.7 Tra mỡ vào motor.
5.8 Kiểm tra hoạt động của bộ khởi động.
5.8 Thường xuyên khiểm tra công tắc lệch áp .
6. Sau 20000 giờ hoặc 4 năm chạy.
6.1Kiểm tra hoặc thay thế (nếu cần thiết )bạc đạn đầu máy nén sau đó điều chỉnh khe hở giữa rotor và vòng bi.
6.2 Đo độ cách điện của motor (giá trị phải trên 1MΩ).
6.3 Thay dổi.
Sự cố Các dấu hiệu Sửa chữa, khắc phục
1. Dòng điện
chạy có tải cao
2. Máy nén tư
động tắt.(đèn
sự cố báo)
1. Điện thế thấp.
2 Aùp suất khí quá cao.
3. Đặc tính kỹ thuật của dầu
bôi trơn không đúng.
4. Tách dầu bị nghẹt, áp lực dầu cao.
5. dây đai căng .
6. Đầu máy nén hư hỏng.
1. Hiệu chỉnh lại điện áp.
2. Kiểm tra đồng hồ áp suất, điều chỉnh rơle áp suất.
3. Kiểm tra tiêu chuẩn dầu, tham khảo mục 5-1.
4. Thay thế bộ tách dầu, kiểm tra và điều chỉnh van điều chỉnh áp lực dầu.
5. kiểm travà điều chỉnh cho đúng .
6. Dùng tay quay đầu máy nén. Nếu không quay được thì liên hệ với bộ phận bảo trì 0983.679034.
Dòng điện có
tải thấp hơn
giá trị thông
thường.
1. Sử dụng khí quá nhiều, áp
suất khí dưới áp suất cài đặt.
2. Lọc khí bị nghẹt.
3. Van hút khí bị hỏng.
4. Van điều chỉnh lưu lượng
không chính xác.
1. Kiểm tra lượng khí sử dụng, nếu
cần thì mua thêm máy nữa.
2. Thay hoặc làm sạch lọc khí.
3. Thay hoặc làm sạch và tra dầu.
4. Chỉnh lại van lưu lượng.
Nhiệt độ thấp
hơn giá trị thông thường
(dưới 750C).
1. Nhiệt độ môi trường thấp.
2. Đồng hồ nhiệt độ sai.
3. Van nhiệt độ hỏng.
1. Chỉnh lại van nước. Nếu làm mát
bằng khí thì giảm diện tích làm mát.
2. Thay đồng hồ nhiệt độ.
3. Thay van nhiệt.
Nhiệt độ cao,
máy tự động
tắt, tín hiệu
nhiệt độ cao
sáng (Nhiệt độ
trên 1000C )
1. Dầu bôi trơn không đủ
2. Nhiệt độ môi trường cao.
3. Đặc tính kỹ thuật dầu sai.
4. Van nhiệt hỏng.
6. Lọc khí hư .
7. Lọc dầu nghẹt .
7. Bộ làm mát dầu bị nghẹt.
8. Quạt làm mát hỏng.
1. Kiểm tra mức dầu, nếu thấp hơn mức L thì tắt máy và đổ thêm dầu.
2. Tăng thể tích thoát khí, giảm nhiệt độ phòng máy.
3. Kiểm tra mã dầu, có thể thay dầu mới.
4. Kiểm tra xem dầu làm mát có qua bộ làm mát hay không, nếu không qua thì phải thay van nhiệt.
5. Thay nó .
6. Dùng khí v/sinh với áp lực thấp .
7. Kiểm tra lệch áp dầu vào và ra.
Nếu nghẹt phải thay hoặc làm sạch.
8. Kiểm tra hoặc thay đổi quạt.
Lượng dầu trong khí quá cao, chu kỳ thêm dầu rút ngắn. Lọc bốc
khói khi không
tải
1. Mực dầu quá cao.
2. Đường ống dầu hồi bị nghẹt.
3. Aùp suất xả thấp.
4. Tách dầu hỏng.
5. Lò xo trong van duy trì áp suất hỏng.
1. Kiểm tra mức dầu, xả bớt dầu cho
đến mức giữa H – L.
2. Vệ sinh sạch.
3. Tăng áp lực khí nén (điều chỉnh rơle áp lực đến giá trị cài đặt).
4. Thay thế mới.
5. Thay lò xo mới.
Máy nén không chạy không tải, đồng hồ áp suất luôn giữ chế độ làm việc hoặc áp suất tăng .
Van an toàn
hoạt động
1.Rơle áp suất hỏng.
2.Van hút hỏng.
3.Van điện từ hỏng.
4.Lỗ van quá nhỏ.
5.Van lưu lượng có sự cố .
6. Board hư hỏng .
1.Sửa chữa hoặc thay mới.
2.Thay hoặc làm sạch.
3.Sửa chữa hoặc thay mới.
4. Sửa chữa hoặc thay mới.
5. Sửa chữa hoặc thay mới.
6. Sửa chữa hoặc thay mới.
Lưu lượng xả
thấp hơn tiêu
chuẩn.
1. Van hút nghẹt.
2. Van hút hỏng.
3. Van duy trì áp lực hỏng.
4. Tách dầu nghẹt.
1. Làm sạch hoặc thay mới.
2. Làm sạch hoặc thay mới, tra dầu.
3. Thay mới.
4. Sửa chữa hoặc thay mới.
Tần số hoạt
động có tải và
không tải cao
1. Ống rò khí.
2. Độ lệch áp của rơle áp suất
quá nhỏ.
3. Lượng khí tiêu thụ luôn dao động.
1. Kiểm tra vị trí rò và hàn lại.
2. Chỉnh lại áp suất ( độ lệch áp suất thường là 2 kg/cm2).
3. Tăng thể tích bình chứa khí.
Lớp sương dầu
phun ra từ lọc
khí trong lúc tắt máy.
1. Van một chiều khí hỏng.
2. Ngắt tải.
3. Dây điện cháy hỏng.
4. Van duy trì áp suất rò rỉ.
5. Van xả hỏng.
1. Sửa chữa hoặc thay mới.
2. Kiểm tra van hút xem có bị nghẹt không, nếu cần thì thay mới.
3. Liên hệ với nhân viên kỹ thuật để kiểm tra và thay thế.
4. Sửa chữa hoặc thay mới.
5. Sửa chữa hoặc thay mới.
1.  Chạy thử, khởi động và cho dừng máy nén.
1.1. Kết nối nguồn điện và dây nối đất; kiểm tra điện áp ở thứ cấp và nguồn 3 pha.
1.2. Kiểm tra mức dầu trong bình chứa dầu. Mức dầu nên ở giữa chỉ báo mức cao và thấp trên cái đo mức dầu.
1.3. Nếu cho chạy thử máy sau khoảng thời gian dài vận chuyển/giao hàng, nên bổ sung lượng dầu 0.5 lít vào van hút và máy nén nên được quay vài lần bằng tay . Điều này bù vào lượng dầu đã mất . vui lòng đặc biệt chú ý rằng không có bụi bẩn hay bất cứ vật nào đi vào hệ thống khí nén .
1.4. Xem xét kỹ hệ thống làm mát.
1.5. Nhấn nút ON và sau 2 lần nhấn nút dừng khẩn cấp, theo thứ tự quan sát nếu chỉ dẫn luân phiên đúng (như ký hiệu bằng mũi tên ). Nếu sự chỉ dẫn luân phiên ngược nhau, chuyển bất kỳ 2 dây trong R S T.
1.6. Khởi động bộ phận nén bằng việc nhấn nút ON. Bộ phận nén bắt đầu hoạt động và áp suất bắt đầu dần dần tăng lên.
1.7. Quan sát đồng hồ báo, máy đo và màn hình nếu mọi thứ bình thường. Trong trường hợp tiếng kêu không bình thường, sự rung động quá mức, rò rỉ dầu, v.v… nhấn nút dừng khẩn cấp và bắt buộc tiến hành xem xét kỹ lưỡng.
1.8. Khi nhấn nút OFF bộ phận nén sẽ bị tắt và sau thời gian trì hoãn 10 giây đến 15 giây rơle sẽ gởi một tín hiệu và motor sẽ tự động ngừng.
1.9. Van relief tự động xả khí từ hệ thống chỉ một lần khi nhấn nút OFF.
2.  Kiễm tra kỹ trước mỗi lần khởi động.
2.1 Mở van xả nước của bình chứa dầu để giải phóng sự hóa đặc tích tụ.
2.2 Mở van xả tách nước để giải phóng sự hóa đặc tích tụ.
2.3 Kiểm tra mức dầu. Mức dầu nên ở giữa chỉ báomức cao và thấp trên cái đo mức dầu. Không cho sử dụng các loại dầu khác sau khi sử dụng loại dầu chuyên dùng cho máy. Không được pha trộn dầu chuyên dùng này với các loại dầu khác.
Chắc chắn rằng không có áp suất trong bình chứa dầu trước khi công việc làm đầy dầu lại và làm đầy dầu tại chổ châm dầu.
2.4 Quan sát mức dầu trong khoảng 10 phút sau khi máy nén ngừng hoạt động. Mức dầu trong suốt thời gian hoạt động thấp hơn mức dầu khi máy ngưng hoạt động.
3.  Thận trọng trong suốt quá trình hoạt động.
3.1 Hãy ngừng bộ phận nén ngay lập tức khi nghe âm thanh bất thường hoặc xuất hiện rung động bất thường.
3.2 Đường ống và bình chứa luôn có áp suất trong quá trình vận hành. Không nới lỏng các nút bịt, van và ống dẫn dưới điều kiện vận hành.
3.3 Ngừng bộ phận nén ngay lập tức nếu mức dầu trên cái đo mức dầu ở vị trí L. Kiểm tra lại mức dầu 10 phút sau khi bộ phận nén ngừng hoạt động. Nếu mức dầu cho thấy dung tích dầu thiếu, thêm dầu qua chổ làm đầy dầu chỉ khi áp suất đã được giải phóng.
3.4 Sự hóa đặc của nước thì được tích lũy liên tục trong thùng làm lạnh và thiết bị chia tách nước. Khối đặc nên được xả đều đặn ( hằng ngày ) hoặc nên trang bị ống xả tự động.
3.5 Trong suốt quá trình vận hành, nó cho biết điện áp, dòng điện, khí xả, nhiệt độ xả, mức dầu cứ mỗi 4 giờ thì kiểm tra và ghi lại kỹ để được giữ lại nhằm mục đích bảo quản và sửa chữa sau này.
Giải pháp tiết kiệm điện tới 40% lượng điện cho máy nén khí fusheng.
 
Trong hệ thống đường ống cung cấp khí, đối tượng điều khiển cơ bản nhất là lưu lượng. Nhiệm vụ cơ bản nhất của hệ thống đường ống cung cấp khí nén là đáp ứng nhu cầu của người dùng về lưu lượng. Hiện tại, có hai chế độ điều khiển lưu lượng khí: chế độ điều khiển cung cấp khí lúc có tải/ không có tải và chế độ điều khiển tốc độ.
 
 
  1.Chế độ điều khiển cung cấp khí có tải/ không có tải:
   
      Chế độ này đề cập đến việc kiểm soát không khí đầu vào qua van cửa vào. Có nghĩa là, khi áp suất đạt đến giới hạn trên,  van cửa vào sẽ đóng và máy nén sẽ đi vào trạng thái hoạt động không tải; khi áp suất đạt dưới hạn dưới, van cửa vào sẽ mở và máy nén sẽ đi váo trạng thái hoạt động có tải.
Máy nén khí không cho phép tình trạng hoạt động có tải trong thời gian dài, công suất định mức của motor được chọn theo nhu cầu thực tế lớn nhất và thông thường được thiết kế dư tải. Các thiết bị khởi động chịu sự hao mòn lớn và đó là nguyên nhân làm cho tuổi thọ motor giảm, do đó sẽ nặng về công việc bảo trì. Mặc dù phương pháp giảm điện áp đã được áp dụng, dòng khởi động vẫn còn rất lớn, nó có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của lưới điện và ảnh hưởng đến sự hoạt động an toàn của các thiết bị tiêu thụ điện khác. Hơn nữa, trong mọi trường hợp sự hoạt động là liên tục và động cơ của máy nén khí không được hỗ trợ điều chỉnh tốc độ, do đó sự thay đổi áp suất và lưu lượng không được dùng trực tiếp để giảm tốc độ và điều chỉnh công suất đầu ra cho phù hợp, và motor không cho phép khởi động thường xuyên, đó là nguyên nhân làm cho motor vẫn còn chạy không tải trong khi lượng khí tiêu thụ rất nhỏ, làm tiêu tốn một lượng lớn điện năng.
Chế độ có tải/không tải thường xuyên là nguyên nhân thay đổi áp suất trong toàn bộ đường ống, và áp suất làm việc không ổn định sẽ giảm tuổi thọ của máy nén khí. Mặc dù đã có một vài điều chỉnh cho máy nén khí (chẳng hạn như điều chỉnh van, điều chỉnh tải) ngay cả trong trường hợp lưu lượng ít, lượng điện tiêu thụ giảm xuống cũng không đáng kể do motor quay liên tục.
 
2.Chế độ điều khiển tốc độ quay motor.
    
   Điều chỉnh lưu lượng bằng cách thay đổi tốc độ quay của máy nén khí fusheng, trong khi vẫn giữ cho van mở không thay đổi (thường là duy trì mở tối đa). Khi tốc độ quay của máy nén khí thay đổi, các đặc tính khác cũng thay đổi cùng với hệ thống nén khí, trong khi lực cản đường ống không đổi.
    Với chế độ điều khiển như vậy, công nghệ thay đổi tần số được dùng để thay đổi tốc độ quay motor của máy nén khí và máy nén khí sẽ thay đổi lưu lượng theo nhu cầu tiêu thụ thực tế. Như vậy, hệ thống cung cấp khí có thể đạt được hiệu quả cao nhất đồng thời tiết kiệm điện. Nguyên tắc cơ bản của biến tần là sự chuyển đổi điện AC-DC-AC và có thể cho ra điện áp có tần số thay đổi theo yêu cầu của người dùng. Tốc độ quay của motor là tỉ lệ tuyến tính với tần số, do đó điện áp xoay chiều ở ngõ ra với tần số điều chỉnh được bởi biến tần có thể đáp ứng cho điện áp motor của máy nén khí, do đó tiện lợi cho việc thay đổi tốc độ quay của máy nén khí.
 
3.Nguyên lý tiết kiệm điện trong hệ thống máy nén khí fusheng
 
 
 Đây là một phương pháp điều khiển có tính khoa học sử dụng một biến tần điều khiển tốc độ quay của máy nén khí với mục đích tiết kiệm điện. Những thông số sau đây được biết dựa trên đặc tính hoạt động của máy nén khí.
  Q1 / Q2 = n1 / n2
  H1 / H2 = (n1 / n2)2
  P1 / P2 = (n1 / n2)3
  Ở đây:
  Q: là lưu lượng khí cung cấp cho đường ống bởi máy nén khí.
  H: là áp suất của hệ thống đường ống
  P: công suất tiêu thụ của motor
  n: tốc độ quay của máy nén khí
    Nó có thể thấy được từ biểu thức trên, khi tốc độ quay của motor giảm 80% so với tốc độ quay định mức, lưu lượng khí cung cấp cho hệ thống đường ống bởi máy nén khí cũng giảm 80%, áp suất đường ống giảm tới (80%)2 và công suất tiêu thụ của motor giảm tới (80%)3, tức là 51,2%. Loại trừ tổn hao sắt và tổn hao đồng củ motor thì hiệu suất tiết kiệm điện đạt tới 40%. Đây là nguyên lý tiết kiệm điện bằng phương pháp thay đổi tần số.
Điều này đã được chứng minh bằng thực tế trong thời gian dài, việc ứng dụng biến tần vào hệ thống cung cấp khí và dùng công nghệ thay đổi tần số thay đổi tốc độ quay của máy nén khí điều chỉnh lưu lượng để thay thế cho việc dùng valve có thể đạt được hiệu quả trong việc tiết kiệm điện. Bình thường, lượng điện tiết kiệm là hơn 30%. Ngoài ra, chức năng khởi động mềm và đặc tính điều chỉnh tốc độ mịn của biến tần có thể thực hiện điều chỉnh lưu lượng ổn định và giảm rung khi khởi động kéo dài tuổi thọ cho toàn bộ máy và đường ống.

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP VIỆT Ý

Địa chỉ : 70/408 Ngô gia tự - Đức giang - Long biên - Hà Nội
Tel : 04 3 679 0180 - 04 66 825 727       Fax : 04 3 679 0181 
Website : http://viety.com.vn    http://fusheng-hanoi.com